NGUYÊN NHÂN CAO HUYẾT ÁP VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH

NGUYÊN NHÂN CAO HUYẾT ÁP VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH

  1.   CAO HUYẾT ÁP LÀ GÌ?

Cao huyết áp còn được gọi tăng huyết áp, là một tình trạng sức khỏe phổ biến, nhiều người lầm tưởng rằng chỉ những người có tính cách nóng nảy, căng thẳng, lo lắng hay bồn chồn là thì mới bị cao huyết áp. Sự thật là, cao huyết áp không không phụ thuộc vào đặc điểm tính cách, dù là bạn có thể là một người bình tĩnh và luôn cảm thấy thoải mái, thì vẫn có thể bị cao huyết áp. Vậy cụ thể tình trạng cao huyết áp là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây nhé!

Trên thực tế, cao huyết áp là một bệnh phổ biến trong đó lượng máu cao gây áp lực tới thành động mạch và cuối cùng gây ra các vấn đề sức khỏe. Cao huyết áp cũng có thể gây ra bệnh tim và thận, và có liên quan chặt chẽ tới chứng mất trí.

Thế nào là huyết áp, huyết áp cao?

-       Cụ thể là, các cơ quan trong cơ thể cần oxy để tồn tại. Oxy được vận chuyển tới các cơ quan thông qua máu. Khi tim đập, nó tạo ra áp lực đẩy máu qua một mạng lưới các động mạch và tĩnh mạch hình ống (còn được gọi là các mạch máu và mao mạch). Áp lực máu (huyết áp) là kết quả của hai lực. Lực thứ nhất xảy ra khi máu bơm ra khỏi tim và vào các động mạch (đây là một phần của hệ thống tuần hoàn). Lực thứ hai được tạo ra khi tim nghỉ giữa các nhịp đập nó. Hai lực lượng này được đại diện bởi các con số trong đo huyết áp.

-       Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Ví dụ 120/80 mmHg (mmHg là milimet thủy ngân, đây là đơn vị dùng để đo huyết áp).

-       Ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Những người tiền huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg và tâm trương từ 80-89mmHg.

  1.    NGUYÊN NHÂN CAO HUYẾT ÁP

Bệnh tăng huyết áp có thể có nguyên nhân từ các bệnh gây ra tăng huyết áp hoặc không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng gây ra các cơn tăng huyết áp. Phân loại ra làm 2 nguyên nhân gây tăng huyết áp là nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát và nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát.

⃰ Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp chỉ là triệu chứng của những bệnh gây ra tăng huyết áp:

Bệnh thận:
– Viêm thận mạn, viêm thận cấp, suy thận, thận đa nang, ứ nước bể thận, u tăng tiết renin …

Nguyên nhân nội tiết:
– Hội chứng Conn.
– Hội chứng Cushing.
– Phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh.
– U tủy thượng thận: gây ra cơn tăng huyết áp sau đó huyết áp tự trở lại bình thường.
– Tăng calci máu.
– Cường tuyến giáp, bệnh to đầu chi.

Bệnh tim mạch:
– Hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ: tăng huyết áp chi trên, chi dưới huyết áp lại thấp hơn.
– Hở van động mạch chủ: huyết áp tối đa tăng, huyết áp tối thiểu giảm.

Một số nguyên nhân khác:
– Nhiễm độc thai nghén.
– Bệnh tăng hồng cầu.
– Nguyên nhân thần kinh(nhiễm toan hô hấp).
– Do thuốc: sử dụng thuốc corticoid kéo dài, thuốc tránh thai, cam thảo …. cũng khiến huyết áp tăng cao.

⃰ Tăng huyết áp nguyên phát(tăng huyết áp chưa rõ nguyên nhân)

+ Do hút thuốc lá.

+ Rối loạn chuyển hóa lipid.

+ Đái tháo đường.

+ Người cao tuổi trên 60 tuổi dễ bị tăng huyết áp.

+ Nam giới hoặc nữ giới đã mãn kinh.

+ Nghiện rượu bia, béo phì, ít vận động cơ thể hoạt động thể chất …

 Từ những thông tin trên, chúng ta đã biết thêm rằng nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp là do đâu, và từ đó có cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Để biết chính xác mình có bị cao huyết áp không thì ta cần phải đo huyết áp thường xuyên:

– Người có huyết áp bình thường là dao động trong khoảng 90/60mmHg đến 140/90mmHg, nhiều người thừa nhận giới hạn trên của huyết áp bình thường ở người trẻ là 145/95.

– Người có huyết áp thấp khi huyết áp tối đa < 90 hoặc huyết áp tối thiểu < 60.

– Người có huyết áp cao khi huyết áp tối đa > 140 hoặc huyết áp tối thiểu > 90.

III. CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH

1. Duy trì cân nặng hợp lý

Những người thừa cân có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.

2. Ăn nhiểu rau quả

Chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.

3. Ăn lạt

Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa nhiều muối vì thế cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng.

4. Tập luyện

Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 - 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh cao huyết áp.

5. Uống vừa phải đồ uống có cồn

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ nên hạn chế không sử dụng đồ uống có cồn.

6. Giảm stress

Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh cao huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm mắc bệnh huyết áp cao hiệu quả.

7. Không hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp.

8. Kiểm tra nguồn nước dùng

Nguồn nước gia đình đang dùng có thể chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn nước đang sử dụng.

9. Chú ý lối sống

Lối sống đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể việc phải dùng thuốc điều trị bệnh. Để ngăn ngừa bệnh cao huyết áp cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống:

 - Kiêng ăn nhiều muối và nhiều mỡ: Muối ảnh hưởng tới việc tích nước trong cơ thể, làm cho mạch co rút lại, máu lưu thông khó khăn nên tim bóp mạnh hơn làm huyết áp gia tăng. Muốn phòng và chữa bệnh cao huyết áp cần giảm lượng muối ăn, nên ăn nhạt và chọn thực phẩm ít muối.

 - Đối với dầu mỡ: Hầu hết các loại mỡ động vật đều có chứa cholesterol, cholesterol tăng nhiều trong máu sẽ bị lắng đọng và tích luỹ quá mức ở tế bào nội mạc để dần hình thành mảng đông lipít và phát triển thành nhũng mảng xơ vỡ tạo nên xơ vữa động mạch, làm cho thành mạch kém đàn hồi dẫn đến bệnh cao huyết áp.

 -Kiêng uống rượu: Nếu uống rượu thường xuyên nguy cơ tăng huyết áp rất cao. Người ta cho rằng nếu mỗi ngày uống khoảng 60ml rượu nguyên chất (tương đương 150ml rượu 40 độ), thì nguy cơ đối với bệnh tim mạch và tăng huyết áp là rất cao.

 - Kiêng hút thuốc: hút thuốc quá nhiều có khả năng làm huyết áp gia tăng. Do lượng NICOTIN trong thuốc lá có tác dụng đối với tim và mạch máu, nó làm cho hệ thần kinh giao cảm bị hưng phấn kết quả mạch máu co lại và tim đập nhanh, nên huyết áp gia tăng.

⃰ Như vậy, đối với những người bị bệnh cao huyết áp cần phải có một chế độ ăn uống thích hợp, ăn nhiều những chất giàu vitamin như: rau xanh, hoa quả… tránh những hoạt động căng thẳng thần kinh kéo dài, không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không sử dụng quá mức các chất kích thích: thuốc lá, cà phê, rượu.